Đến với Phú Quý Du khách sẽ được chiêm ngưỡng bầu không khí trong lành,
mát dịu, ấm áp với bao cảnh đẹp thiên nhiên hữu tình hoà quyện với: Trời, mây,
nước cùng với những đàn Hải âu chao lượn quanh các vách đá sừng sững giữa biển
khơi, cộng hưởng với sự đoàn kết, nghĩa tình và thân thiện của người dân nơi
đây – đó là nững nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân đảo.
Từ Phan Thiết theo hướng Đông – Đông Nam vượt qua 56 hải lý, Du khách sẽ
bắt gặp một hòn đảo nằm giữa biển Đông mênh mông với hình thù rất kỳ thú. Nhìn
từ phía Đông của đảo, ta thấy đảo nổi lên như một con rồng đang cuồn cuộn trên
mặt nước với sóng biển. Nhìn từ phía Bắc đảo giống như con cá Thu và nếu nhìn
từ phía Tây Nam, ta sẽ dễ dàng hình dung đó là một con cá voi khổng lồ trồi lên
mặt nước. Ở vào vị trí từ 108o55’ đến 108o58’ Kinh Đông và từ 10o29’ đến 10o33’
Vĩ bắc, Phú Quý có diện tích 17,82 km2, bốn bề là biển cả. Địa hình Phú Quý không bằng phẳng, có 3 ngọn núi chính là núi Cấm (cao108m), núi Cao cát (85m)
và núi Ông Đụn (44,9m), nhiều Di tích và danh lam thắng cảnh phục vụ để phát
triển Du lịch. Phú Quý có 03 xã với hơn 25 nghìn dân. Tài nguyên Phú Quý rất
phong phú động, thực vật sống dưới biển như: Đồi mồi, tôm hùm, cá mú, cua huỳnh
đế, cua mặt trăng, hoa đỏ nền vàng, ốc xà cừ ngọc nữ, hải sâm, bào ngư và những
rạng san hô với nhiều sắc màu rực rỡ, nhiều bãi tắm quanh đảo cát trắng tinh
làm say đắm lòng người.
Những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, tình hình ANCT, TTATXH, môi trường sinh thái được giữ vững, nhiều Di tích và danh lam thắng cảnh đẹp, đó là những tiền đề để Phú Quý tập trung đầu tư phát triển Du lịch sinh thái trong thời gian đến.
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của tỉnh, Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện về việc quy hoạch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Đến nay hệ thống chính sách tại địa phương huyện Phú Quý rất thông thoáng để mời gọi các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế và du lịch. Hiện nay huyện Phú Quý đã xây dựng trang tin điện tử (Website), lô gô (biểu trưng) chính thức của huyện và lô gô phát triển du lịch, đang phát hành đĩa những ca khúc về quê hương Phú Quý đưa hình ảnh, con người, tài nguyên của Phú Quý đến với du khách trong và ngoài nước.
Tiềm năng du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng rất phong phú. Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/HU ngày 24/01/2005 của Huyện uỷ và Kế hoạch số 15-KH/UBND-KT ngày 19/6/2006 của UBND huyện Phú Quý về phát triển Du lịch đến năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Quý Trên cơ sở đó ngày 10/05/2005 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quý lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch để xác định cụ thể ranh giới, quy mô và loại hình xây dựng gồm các khu du lịch sau:
Khu du lịch bãi tắm Doi dừa, tính từ bia ghi tên liệt sĩ đến Lăng cô, có diện tích sử dụng đất từ 5-7 ha, đầu tư tại đây 02 khách sạn (nhà nghỉ) với quy mô từ 3 - 50 phòng, 02 nhà hàng ăn uống và một số dịch vụ kèm theo.
Khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang quy hoạch diện tích đất từ 10-20 ha, khu này đầu tư từ 2-3 Resort kết hợp với nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển và trồng cây xanh.
Khu du lịch nghĩ dưỡng Mộ Thầy (phía tây Doi thầy - Vạn Liên Thành) quy hoạch diện tích đất từ 10-20 ha, xây dựng 2-3 resort theo mô hình nghỉ dưỡng, tắm biển và lướt dù.
Khu du lịch Vịnh Triều Dương quy hoạch diện tích đất 5-10 ha, đầu tư xây dựng 02 nhà nghỉ (khách sạn) và phố Resort theo mô hình nghỉ dưỡng và tắm biển.
Khu du lịch Hòn Tranh, quy hoạch diện tích đất từ 10-12 ha xây dựng từ 2-3 nhà nghỉ kết hợp với trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường, sinh thái Phục vụ khách du lịch, tham quan đảo lẻ, lặn biển, tắm biển, canô, lướt dù..
Song song với các khu dịch UBND huyện cũng đã quy hoạch, hình thành các tuyến du lịch gồm:
Tuyến Du lịch trên bển bằng ca nô (Tàu dịch vụ) câu cá gắn với tham quan các đảo lẻ như Hòn Tranh, hòn trứng, hòn hải, hòn bố.
Tuyến tham quan núi cao cát, Chùa Linh Sơn, Miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Mộ Thầy gắn với khu nuôi trồng hải sản ở Mộ Thầy.
Tuyến tham quan ngọn Hải Đăng, Núi cấm, Chùa Linh Bửu.
Tuyến tham quan Vạn An Thạnh xem nhà trưng bày xương Cá Voi và tham quan các chùa: Linh Quang, Thạnh Lâm, Linh Bửu.
Tuyến tham quan bè nuôi cá Mú Lạch dù và tắm biển.
Những năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quý có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, tình hình ANCT, TTATXH, môi trường sinh thái được giữ vững, nhiều Di tích và danh lam thắng cảnh đẹp, đó là những tiền đề để Phú Quý tập trung đầu tư phát triển Du lịch sinh thái trong thời gian đến.
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của tỉnh, Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện về việc quy hoạch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Đến nay hệ thống chính sách tại địa phương huyện Phú Quý rất thông thoáng để mời gọi các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế và du lịch. Hiện nay huyện Phú Quý đã xây dựng trang tin điện tử (Website), lô gô (biểu trưng) chính thức của huyện và lô gô phát triển du lịch, đang phát hành đĩa những ca khúc về quê hương Phú Quý đưa hình ảnh, con người, tài nguyên của Phú Quý đến với du khách trong và ngoài nước.
Tiềm năng du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng rất phong phú. Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/HU ngày 24/01/2005 của Huyện uỷ và Kế hoạch số 15-KH/UBND-KT ngày 19/6/2006 của UBND huyện Phú Quý về phát triển Du lịch đến năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Quý Trên cơ sở đó ngày 10/05/2005 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quý lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch để xác định cụ thể ranh giới, quy mô và loại hình xây dựng gồm các khu du lịch sau:
Khu du lịch bãi tắm Doi dừa, tính từ bia ghi tên liệt sĩ đến Lăng cô, có diện tích sử dụng đất từ 5-7 ha, đầu tư tại đây 02 khách sạn (nhà nghỉ) với quy mô từ 3 - 50 phòng, 02 nhà hàng ăn uống và một số dịch vụ kèm theo.
Khu du lịch Bãi Nhỏ - Gành Hang quy hoạch diện tích đất từ 10-20 ha, khu này đầu tư từ 2-3 Resort kết hợp với nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn biển và trồng cây xanh.
Khu du lịch nghĩ dưỡng Mộ Thầy (phía tây Doi thầy - Vạn Liên Thành) quy hoạch diện tích đất từ 10-20 ha, xây dựng 2-3 resort theo mô hình nghỉ dưỡng, tắm biển và lướt dù.
Khu du lịch Vịnh Triều Dương quy hoạch diện tích đất 5-10 ha, đầu tư xây dựng 02 nhà nghỉ (khách sạn) và phố Resort theo mô hình nghỉ dưỡng và tắm biển.
Khu du lịch Hòn Tranh, quy hoạch diện tích đất từ 10-12 ha xây dựng từ 2-3 nhà nghỉ kết hợp với trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường, sinh thái Phục vụ khách du lịch, tham quan đảo lẻ, lặn biển, tắm biển, canô, lướt dù..
Song song với các khu dịch UBND huyện cũng đã quy hoạch, hình thành các tuyến du lịch gồm:
Tuyến Du lịch trên bển bằng ca nô (Tàu dịch vụ) câu cá gắn với tham quan các đảo lẻ như Hòn Tranh, hòn trứng, hòn hải, hòn bố.
Tuyến tham quan núi cao cát, Chùa Linh Sơn, Miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Mộ Thầy gắn với khu nuôi trồng hải sản ở Mộ Thầy.
Tuyến tham quan ngọn Hải Đăng, Núi cấm, Chùa Linh Bửu.
Tuyến tham quan Vạn An Thạnh xem nhà trưng bày xương Cá Voi và tham quan các chùa: Linh Quang, Thạnh Lâm, Linh Bửu.
Tuyến tham quan bè nuôi cá Mú Lạch dù và tắm biển.
Hiện nay nhiều dự án phát triển du lịch đã và đang được đầu tư tại huyện Phú Quý Trong đó đặc biệt Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp phép cho công
ty TNHH Truyền Thông Neo TPHCM xây dựng khu du lịch nghĩ dưỡng SEAZEN tại địa
điểm khu vực bãi nhỏ, xã Tam Thanh, Huyện Phú Quý với quy mô 30 căn Villa tiêu
chuẩn 03 sao, với tổng số vốn hơn 10 tỷ VNĐ, diện tích sử dụng khoảng
30.196,7m2, thời gian hoạt động 49 năm, được ưu đãi nhiều lĩnh vực, xây dựng
trong thời hạn 12 tháng, hoàn thành dự án đưa vào hoạt động kinh doanh vào năm
2011.
Đến nay huyện đang kêu gọi đã và đang tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là quy hoạch các khu dân cư, tiến đến thành lập Thị Trấn Phú Quý trong những năm tới, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đường biển tàu cao tốc, sân bay, mở rộng đường vành đai, đường liên xã, xây dựng hệ thống kè biển, phát triển điện gió, trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá - lịch sử, khôi phục các làng nghề truyền thống, phục chế nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội đặc trưng của địa phương, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc giữa đảo với đất liền, Truyền hình Cáp... để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển Du lịch.
Với tinh thần Đoàn kết, quyết tâm, nhân ái, nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Quý Trong những năm tới Phú Quý sẽ khai thác tốt các tiềm năng phát triển du lịch và là điểm du lịch sinh thái lý tưởng của du khách.
Đến nay huyện đang kêu gọi đã và đang tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là quy hoạch các khu dân cư, tiến đến thành lập Thị Trấn Phú Quý trong những năm tới, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông đường biển tàu cao tốc, sân bay, mở rộng đường vành đai, đường liên xã, xây dựng hệ thống kè biển, phát triển điện gió, trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá - lịch sử, khôi phục các làng nghề truyền thống, phục chế nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội đặc trưng của địa phương, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc giữa đảo với đất liền, Truyền hình Cáp... để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển Du lịch.
Với tinh thần Đoàn kết, quyết tâm, nhân ái, nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Quý Trong những năm tới Phú Quý sẽ khai thác tốt các tiềm năng phát triển du lịch và là điểm du lịch sinh thái lý tưởng của du khách.
Bài viết: Ngô Lý Thơ